Diễn họa Kiến trúc - Bút chì

"Học phần Cơ sở kiến trúc – quy hoạch 1 trang bị những kiến thức và kỹ năng thể hiện các Hồ sơ bản vẽ kiến trúc."

Giấy

  • Giấy được phân loại bởi độ trắng, định lượng và kích cỡ.

  • Độ trắng của giấy ảnh hưởng đến hiệu ứng của các sắc độ của bản vẽ. Nên bắt đầu luyện tập với giấy trắng, sau khi đã thuần thục bạn có thể lựa chọn thử giấy vàng để xem nó có phù hợp với cách vẽ của bản thân.

  • Định lượng giấy là đơn vị khối lượng trên một m2 giấy (gsm). Thường trong phác thảo chỉ sử dụng giấy có định lượng khoảng 80gsm. Định lượng càng cao giúp giấy có khả năng hút nước càng cao (phù hợp với việc sử dụng các loại màu có dùng nước làm dung môi hòa tan). Định lượng giấy càng thấp tạo độ trong suốt của giấy, thường được sử dụng nhiều trong quá trình thiết kế và nghiên cứu kiến trúc (cũng thường sử dụng giấy can, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn)

  • Bên cạnh đó độ nhám bề mặt giấy cũng ảnh hưởng đến việc vẽ phác thảo bằng chì. Bề mặt giấy càng mịn sẽ khiến việc tạo các nét phác thảo nhanh và dễ chỉnh sửa. Bề mặt giấy càng nhám sẽ dễ dàng trong việc tạo sắc độ tuy nhiên sẽ khó chỉnh sửa bản vẽ nên thường được sử dụng trong ký họa hoặc vẽ hoàn thiện


Các khổ giấy thông dụng

Diễn họa Bút chì

Diễn họa bằng bút chì là nền tảng cho tất cả các phương pháp vẽ khác và sinh viên cần luyện tập kỹ năng phác họa bằng bút chì tốt nhằm xây dựng những kỹ năng cơ bản cho một kiến trúc sư tương lai. Những hướng dẫn sau đây là hành trang hữu ích cho tất cả các kiến trúc sư tương lai.

Bút chì là một công cụ rất đa năng trong diễn họa kiến trúc. Không có một công cụ vẽ nào có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như một cây bút chì. Bởi vì nó có thể tạo ra các đường có chiều dày và độ đậm khác nhau với chỉ cùng một cây bút chì được sử dụng để tạo bóng, tạo kết cấu và mô phỏng một loạt các sự khác biệt về sắc độ màu.

Phác thảo bằng bút chì là nền tảng của một chương trình giảng dạy thiết kế tiên tiến và là một khóa học tiên quyết cho tất cả các nhà thiết kế trong tương lai.

Phác thảo chì là sự luyện tập về sự phối hợp tay mắt. Bút chì trở thành công cụ liên kết vật lý giữa hai mắt, tâm trí và bàn tay. Nó là công cụ phác thảo lý tưởng bởi vì có tính linh hoạt rất cao. Kiến thức và kỹ năng học được từ phác thảo chì có thể dễ dàng chuyển sang các phương pháp diễn họa khác.


Các loại bút chì

Đối với Việt Nam, bút chì được phân loại dựa theo thang quốc tế bằng các ký hiệu về độ cứng B. Bút chì cứng với tiền tố HB, bút chì mềm hơn với tiền tố nB(n là số nguyên, n càng lớn bút càng mềm).

Đối với người mới bắt đầu, bút chì HB (tương ứng với thang sắc độ số 2 theo chuẩn của Mỹ) có độ cứng vừa phải, bạn không phải chuốt bút chì quá nhiều trong quá trình sử dụng cũng như sắc độ nét vẽ là phù hợp với người mới bắt đầu tập luyện.

Bút chì cứng được sử dụng chủ yếu để phác thảo vì nó có thể duy trì những nét rất mảnh, sắc sảo và đồng nhất. Bút chì mềm thích hợp để hoàn thiện bản vẽ với các điểm nhấn và sắc độ của bản vẽ, tuy nhiên bút chì mềm phụ thuộc rất nhiều vào lực vẽ của người sử dụng.

Ngoài ra, bút chì còn được phân loại: bút chì than, bút chì lõi vuông, bút chì gỗ, bút chì kim (bút chì bấm) …

Bút chì than có lõi than và nó chỉ hoạt động giống như que than thông thường ngoại trừ thực tế là đầu nhọn có thể được mài như một cây bút chì. Bởi vì nó được bọc trong gỗ, nên nó sạch sẽ hơn rất nhiều.

Bút chì lõi vuông chứa một lõi chì hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nó tạo ra nét rộng với nhiều biến thể.

Bút chì gỗ có vỏ gỗ tròn hoặc lục giác với đường kính khoảng 3mm. Khi sử dụng, nên chuốt đầu chì lộ ra dài khoảng 1cm sau khi mài để thuận tiện trong việc phác thảo bởi vì nó có thể làm rất nhiều thứ từ việc vẽ nét mảnh hoặc nét đậm bằng cách đổi hướng bút và lực nhấn.

Bút chì kim là loại bút chì được làm bằng nhựa hoặc kim loại, sử dụng lõi chì có đường kính cố định. Loại bút này không cần phải chuốt mà vẫn tạo ra các loại nét đồng nhất do lõi chì có kích thước cố định (trừ các loại bút có kích thước lõi chì >1mm có hiệu quả sử dụng giống bút chì than). Thường được sử dụng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật.

Bút chì gỗ

  • Bút cứng: HB hoặc 2B

  • Bút mềm: 3B hoặc 4B

  • Bút rất mềm: 5B hoặc 6B


Bút chì kim

  • Bút mảnh: 0.3 - 0.5 mm

  • Bút đậm: 0.7 - 0.9 mm

  • Bút rất đậm: 1 - 2mm


Các loại nét của bút chì

Nét bút chì theo độ cứng của bút:

Nét bút chì theo lực nhấn bút:

Dụng cụ hỗ trợ

Để thuận tiện cho việc phác thảo bằng bút chì, một số công cụ cần có: dao gọt, tẩy và dao mài bút chì.

Bạn có thể gọt bút chì bằng một con dao rọc giấy nhỏ. Có thể sử dụng theo dao mài hoặc giấy nhám đề mài đầu bút để đảm bảo tính đồng nhất trong các nét vẽ.

Tẩy bút chì là công cụ không thể thiếu trong việc vẽ phác thảo bằng bút chì. Tuy nhiên không khuyến khích việc sử dụng tẩy quá nhiều, đó là một thói quen không tốt, gây ảnh hưởng đến các phương pháp diễn họa kiến trúc bằng các chất liệu khác.

Cách cầm bút chì bằng 3 ngón tay

Cách cầm bút chì

Có nhiều cách để cầm bút chì nhưng cần nhớ khi phác thảo là cách cầm bút thư giãn nhất. Tránh cầm bút chì như thể bạn viết chữ bởi vì tay cầm viết khá chắc và chặt. Cầm bút chì để phác thảo cần tương đối thả lỏng và linh hoạt hơn. Giữ bút chì ở khoảng cách 3 – 4 cm từ đầu của bút chì. Nên giữ bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Bút chì nên được đặt tựa một cách tự nhiên lên ngón tay giữa, sử dụng ngón trỏ và ngón cáI để giữ và ổn định bút. Ngón cái và ngón trỏ cũng là hai ngón định hướng nét bút khi vẽ phát thảo.

A: cầm bút chì để viết

  • Cầm chặt

  • Khoảng cách đến đầu bút ngắn

  • Không linh hoạt

B: cầm bút chì để vẽ

  • Cầm lỏng

  • Khoảng cách đến đầu bút dài

  • Rất linh hoạt

C: cầm bút chì để phác thảo

  • Cầm rất lỏng

  • Khoảng cách đến đầu bút khá xa

  • Bán kính hoạt động của nét vẽ là lớn và rất linh hoạt

D: cầm bút chì để tô mảng sắc độ

  • Cầm rất lỏng

  • Khoảng cách đến đầu bút rất dài

  • Rất linh hoạt, lực nhấn bút có thể dễ dàng thay đổi

Lực nhấn bút chì

Lực nhấn bút chì tạo hiệu ứng sinh động cho từng nét bút. Không có sự thay đổi lực nhấn, các nét và đường thẳng rất đơn điệu và nhàm chán.

Một đường vẽ đơn giản bằng bút mực có thể khá đẹp do có sự động nhất trong các đường nét, mang lại sự rõ ràng và nhẹ nhàng của bản phác thảo. Tuy nhiên, một cây bút chì không phải là một cây bút mực, nét bút chì không nên cố gắng luyện cho sự đồng nhất (việc này có thể tạo ra dễ dàng bằng bút chì kim).

Khi sử dụng bút chì, việc thay đổi lực nhấn, xoay bút hoặc thay đổi độ nghiêng của việc cầm bút với giấy tạo ra vô số hiệu ứng để tạo sự độc đáo chó bản vẽ phác thảo.

Những đường nét được luyện tập việc thay đổi lực nhấn của bút chì, từ nhẹ sang mạnh và ngược lại. Thực hiện luyện tập nhiều lần để thuần thục kỹ năng

Chuyển động ngón tay (Vị trí cầm bút B)

Cách di chuyển bút chì tạo nét

Về bản chất, chuyển động của bàn tay ảnh hưởng rất lớn đến việc phác thảo bằng bút chì. Các vị trí cầm nắm đã được mô tả ảnh hưởng trực tiếp đến ba loại chuyển động khác nhau.

  • Chuyển động ngón tay (Vị trí cầm bút B): Bởi vì cầm bút tương đối chặt, trong vị trí này chuyển động bút tạo các nét vẽ được giới hạn. Các nét vẽ được vẽ bởi chuyển động nhẹ nhàng của thao tác đẩy và kéo bút chì bằng các ngón tay. Theo chiều dọc, nét có thể được dễ dàng vẽ bằng cách di chuyển các ngón tay lên xuống trong khi đặt bàn tay trên bề mặt giấy vẽ. Nét ngang được tạo ra khi di chuyển cổ tay từ trái sang phải.

  • Chuyển động cổ tay ( Vị trí cầm bút C): Vị trí cầm bút cao hơn và mang lại cho người vẽ sự linh hoạt nhất để vẽ một loạt các nét và đường. Bằng cách di chuyển bàn tay, các nét có thể bao phủ một khu vực lớn hơn. Các ngón tay được khóa ở một vị trí cố định, cho phép toàn bộ tay để di chuyển tự do, xoay vòng từ cổ tay.

  • Chuyển động cánh tay ( Vị trí cầm bút D): Phác thảo những nét dài và rộng, Bằng cách thay đổi cách cầm bút và di chuyển toàn bộ cánh tay, người vẽ có thể tạo các nét dài, quét ngang qua trang trang giấy. sử dụng kiểu chuyển động này rất phù hợp để thể hiện bản vẽ ngoại thất trên một khổ giấy lớn.

Nét và mảng

Nét là những đường dài và liên tục với độ đậm phù hợp, được sử dụng để xác định các cạnh không gian và mô tả các đối tượng.

Mảng được tạo bởi các đường ngắn và gãy khúc với độ đậm khác nhau, được sử dụng để tạo độ nổi khối cho hình khối trên bản vẽ

Video hướng dẫn

03. Lines & 2D Objects.mp4